Cải tạo tường là một bài toán nan giải trong quá trình sửa chữa cải tạo nhà. Bởi vì tường là một trong phần quan trọng nhất trong kết cấu nhà. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phân cách không gian nhà, hay tham gia vào kết cấu chịu lực của ngôi nhà mà tường còn đóng vai trò trong việc tạo nên điểm nhấn thẩm mỹ cho căn nhà của gia chủ. Vì thế việc cải tạo tường cũ rất được gia chủ coi trọng.
Có rất nhiều phương pháp để cải tạo tường, tùy vào hiện trạng nhà ở hiện tại. Trong bài viết này, CI Home sẽ bật mí đến bạn những phương pháp cải tạo tường cũ, giúp lột xác căn nhà của gia chủ.
1. Khi nào nên cải tạo tường?
Nhà ở sau một thời gian thì sẽ bắt đầu xuống cấp, theo chu kỳ khoảng 5 – 10 năm. Dấu hiệu dễ thấy nhất đó chính là phần tường nhà bắt đầu xuất hiện những vết loang lổ, đổi màu gây nên mất thẩm mỹ.
Nếu hiện tại cả gia đình gia chủ đang ở trong căn nhà đó, thì việc cải tạo tường thường được gộp chung với kế hoạch sửa nhà sau này, vì tâm lý sửa nhà thì sửa hết luôn một lần để đỡ mất công. Nhưng nếu gia chủ có kế hoạch cải tạo lại nhà để làm văn phòng, cho thuê, thì việc xử lý tường sẽ giúp cho căn nhà của gia chủ trở nên có giá trị hơn. Và đó là việc cần ưu tiên làm ngay.
Nếu trường hợp tường của căn nhà quá xuống cấp, thì gia chủ nên có kế hoạch cải tạo càng sớm càng tốt. Chẳng hạn như khi tường bị rạn nứt hay bị ẩm mốc lâu ngày, về lâu dài sẽ gây nên rủi ro lớn đối với sự an toàn và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
2. Nguyên nhân khiến cho tường xuống cấp và cần phải cải tạo.
Hầu hết việc xuống cấp của tường nhà, đến từ những nguyên nhân chính sau:
Chất lượng xây dựng – thi công đầu vào kém chất lượng
Một trong những nguyên nhân chính khiến cho tường nhà mau xuống cấp đó chính là việc phần xây dựng đầu vào kém chất lượng. Cụ thể như:
- Thợ bỏ qua khâu xử lý bề mặt tường.
- Sử dụng sơn không đảm bảo chất lượng, và không đồng bộ
- Không sử dụng sơn chống thấm hoặc không dùng sơn lót chống kiềm.
- Nhà được xây trên nền đất yếu hoặc kỹ thuật thi công xây dựng kém khiến tường dễ bị nứt.
Tác động của khí hậu, thời tiết
Tường được xây dựng nên để che chắn căn nhà trước những tác động của thời tiết. Tường thấm dột là do phần nước mưa thấm lâu ngày nên bị ẩm mốc và bong tróc. Cộng thêm thời tiết của nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, vì thế trong một năm có rất nhiều đợt mưa bão tác động lên căn nhà.
Hệ thống đường ống nước trong nhà bị rò rỉ
Việc hệ thống đường ống nước trong nhà bị rò rỉ thường xuyên gây nên ẩm mốc tường. Điều này không những khiến cho tường bị mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây độc tố trong không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
3. Có những phương pháp cải tạo tường cũ nào?
Hầu hết các tường nhà hiện tại, khi xuống thì đều có những điểm chung như tường nứt, ẩm mốc, thấm tường lâu ngày. Tùy vào từng hiện trạng tường mà gia chủ có những phương pháp cải tạo phù hợp. Nhưng một khi đã cải tạo, gia chủ nên làm triệt để, đảm bảo tính kỹ thuật và tính thẩm mỹ.
Việc cải tạo tường được thực hiện thông qua những phương pháp sau:
Xử lý bề mặt tường
Để xử lý bề mặt tường này thì đầu tiên cần phải đảm bảo tường hoàn toàn nhẵn nhụi. Trước khi thi công lớp sơn lót, bạn cần phải thực hiện quá trình xử lý bề mặt tường sao cho nhẵn nhụi, không có các vết nứt hay xuất hiện các vết bụi bẩn. Ngoài ra, với những bức tường đã được sơn một lớp sơn lót lên trước đó thì bạn cần phải đảm bảo lớp sơn lót đó không bị bong tróc hay bị nứt vỡ ra.
Trường hợp tường nhà bạn đã sử dụng được 5 năm thì bạn có thể dùng một lớp sơn lót khác để đảm bảo an toàn và chắc chắn hơn.
Xử lý keo dán
Sau khi đã xử lý phần bề mặt tường thì bước tiếp theo đó là xử lý phần keo dán. Một phương án tối ưu nhất đó chính là sử dụng keo dán cố định. Mục đích đó chính là làm chắc chắn các mặt tiếp xúc với tường một lần nữa, giúp khắc phục tình trạng thấm nước lâu ngày tạo nên các vết loang. Đồng thời còn giúp tường bám chắc lớp sơn hơn khi thẩm thấu và tối ưu chi phí cho công đoạn sau này.
Xử lý phần nứt và chống thấm
Phần này được xem là phần quan trọng nhất trong tổng các phương pháp cải tạo tường cũ. Trong căn nhà của bạn sẽ có hai phần không gian quan trọng nhất để có thể xử lý chống thấm đó chính là phần nhà vệ sinh và nhà bếp.
Hiện nay có rất nhiều cách để xử lý phần nứt và chống thấm. Bạn có thể tham khảo một số cách phổ biến như là sử dụng vữa già, xi măng, cát mịn, keo PU. Nhưng nếu trường hợp tường nhà của bạn bị nứt và thấm nặng thì nên thuê một đơn vị thi công cải tạo tường cũ chuyên nghiệp.
Sơn bả tường nhà, đánh bóng bề mặt tường
Một bước nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là sơn bả tường nhà. Việc sơn bả tường sẽ tạo nên một bề mặt tường trơn, bóng, tránh tình trạng bong tróc, khó lên màu hoặc là không đều màu sơn. Nếu sau bước sơn bả này mà bề mặt tường vẫn chưa đủ độ phẳng thì có thể dùng giấy nhám chà lên thêm bề mặt tường.
Sơn lót và sơn phủ
Bước cuối cùng trong quá trình cải tạo tường đó chính là phần sơn lót và sơn phủ. Sơn lót có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch bóng cả hệ thống. Đồng thời có thể làm mịn các lớp sơn tường để giữ cho tuổi thọ của màu sơn cao hơn.
Sau phần sơn lót đó chính là sơn phủ, đây là bước cuối cùng trong quá trình thi công cải tạo nhà. Gia chủ nên lựa chọn những phần sơn phủ chất lượng để có thể giúp tăng tính thẩm mỹ., tạo nên màu sắc đẹp trong không gian. Đồng thời còn có thể hỗ trợ chống ẩm mốc, phản quang, chịu nhiệt & cách nhiệt.
4. Lựa chọn đơn vị sửa chữa cải tạo tường uy tín để giúp rút ngắn thời gian
Cải tạo tường là một bước phức tạp, và cũng cực kỳ quan trọng vừa đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời giúp tăng cường tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Vì thế việc lựa chọn một đơn vị sửa chữa cải tạo tường uy tín sẽ giúp rút ngắn thời gian và công sức. Hãy đến CIHome uy tín đồng hành và làm mới cho ngôi nhà của bạn.